AddThis Sharing Buttons
Share to MessengerMessenger
Zalo
Share to LinkedInLinkedIn Share to Email App Email App

Là một doanh nghiệp vừa mới bắt đầu đi vào hoạt động, để có được nhiều khách hàng trung thành và lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn, trước tiên bạn phải xác định chính xác “khách hàng mục tiêu” là ai, trong thị trường nào và đề ra những chiến dịch marketing phù hợp.

Nếu muốn xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích 2 khía cạnh: Đặc điểm khách hàng (Customer Persona) và Vòng đời khách hàng (Customer lifecycle).

Đặc điểm khách hàng (Customer Persona)

Hãy nghĩ đến khách hàng lý tưởng nhất của công ty bạn sẽ là những người như thế nào? Khách hàng lý tưởng này có những đặc điểm nào mà sẽ là người mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể phục vụ một cách tốt nhất?

Bây giờ, bạn cùng Tadu bắt tay vào tìm kiếm khách hàng lý tưởng nhé:

– Đầu tiên, hãy hình dung xem ai sẽ là người nhận được nhiều lợi ích nhất từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Hãy phác họa một cách cơ bản về họ:

Nhân khẩu học: những người nhận lợi ích nhiều nhất từ bạn có: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ, ngành nghề, phương tiện đi lại, mối quan hệ, tình trạng hôn nhân như thế nào, có môi trường sống ra sao …

– Khi đã tìm ra những đối tượng phù hợp, bạn có thể gặp trực tiếp hoặc tổ chức một buổi phỏng vấn với họ để tìm hiểu kỹ hơn về những gì họ suy nghĩ, tư duy:

Tâm lý học: Bạn có thể đặt câu hỏi và phân tích dựa trên các yếu tố như thái độ, tư duy, quan điểm, niềm tin, khát vọng, mục tiêu, mong muốn, tính cách, lối sống, hoạt động yêu thích, thứ tự ưu tiên, cách họ tiêu tiền cũng như những mối quan tâm, lo lắng trong cuộc sống …

tính cách khách hàng customer persona

– Bên cạnh việc tổ chức phỏng vấn, trực tiếp tham dự sự kiện cũng là một cách hay để bạn tiếp cận với các đối tượng mà bạn mong muốn hợp tác. Hãy hỏi họ những câu hỏi tương tự như trên để xác định họ là ai, những vấn đề họ đang gặp phải, hành vi mua sắm của họ,…

– Cuối cùng, bạn hãy phân tích tất cả thông tin đã thu thập được, tổng hợp những đặc điểm thường xuất hiện nhiều nhất của họ và tạo ra một nhóm khách hàng mục tiêu hoàn chỉnh mà doanh nghiệp của bạn muốn hướng tới.

Ví dụ: Bạn tổng hợp lại tất cả thông tin và nhận được kết quả là phần lớn đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn đều nằm trong độ tuổi 26-35, thích làm việc tự do, thích đi du lịch, đã có gia đình và thường xuyên quan tâm đến việc phát triển kinh doanh

Vòng đời khách hàng (Customer Lifecycle)

Hiểu đơn giản, vòng đời khách hàng chính là toàn bộ quá trình khách hàng tương tác với một thương hiệu. Tadu sẽ giới thiệu cho bạn 5 giai đoạn cơ bản nhất.

1) Tiếp cận khách hàng (Reach): Đây là điểm bắt đầu vì nó giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu của bạn ngay lập tức. Bạn cần lựa chọn kênh chứa thông điệp marketing của mình ở những nơi khách hàng mục tiêu của bạn dễ thấy nhất.

2) Lợi ích nhận được (Acquisition): Sau khi bạn đã tiếp cận và thu hút được sự chú ý của khách hàng, hãy cho họ biết bạn có thể giúp ích gì cho họ, giải quyết vấn đề gì hay cải thiện chất lượng cuộc sống của họ thế nào.

3) Giai đoạn chuyển đổi (Conversation): Đến lúc này, bạn nhất định phải thuyết phục được khách hàng, giúp họ tin tưởng và ra quyết định lựa chọn công ty của bạn để giúp họ.

4) Duy trì khách hàng (Retention): Sau khi khách hàng đã hoàn tất quá trình mua đầu tiên, bạn có thể thường xuyên gửi các tin nhắn chăm sóc bằng những nội dung marketing mà họ quan tâm, hoặc tặng thêm các coupon, khuyến mãi để khách hàng tiếp tục quay lại chọn công ty bạn trong những lần mua kế tiếp.

5) Lòng trung thành (Loyalty): Khách hàng trung thành sẽ là những người hài lòng với sản phẩm/dịch vụ mà công ty bạn đem lại, đồng thời họ sẽ sẵn sàng đứng ra ủng hộ hoặc giới thiệu thương hiệu của bạn với những người xung quanh.

khách hàng trung thành customer loyalty

Xác định được đặc điểm khách hàng, kết hợp với các phương pháp thu hút khách hàng hiệu quả sẽ là thông tin hỗ trợ đắc lực để bạn tạo ra chiến lược marketing được “đo ni đóng giày” cho chính những khách hàng tiềm năng đó, giúp bạn kiếm được nguồn khách hàng và đem lại hiệu quả cao hơn ngay từ bắt đầu kinh doanh đấy!

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc, ý tưởng nào hay cần được tư vấn thêm, đừng quên để lại bình luận hoặc liên hệ với Tadu để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!